Tư vấn hướng nghiệp và thi cử: Nỗi lo muôn thuở của phụ huynh
6/28/2023 5:37:18 PM
huytruongcam ...

Định hướng nghề nghiệp và thi cử luôn là điều khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng cho con em của mình mỗi khi mùa thi cử tới. Trong thời điểm hiện tại, có rất nhiều lựa chọn cho các em học sinh trong việc chọn trường, ngành nghề theo đuổi cũng như các hình thức thi và xét tuyển khác nhau khiến các bậc phụ huynh “bối rối” trong việc tư vấn và định hướng cho con em mình. Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?

Tư vấn hướng nghiệp và thi cử

Tư vấn hướng nghiệp và thi cử

Hướng nghiệp: Khái niệm vừa cũ vừa mới

Các bậc phụ huynh luôn muốn con em mình có thể vào được một trường đại học tốt hay có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Khác với thời kì trước, nghề nghiệp cũng như hệ thống các trường đại học còn chưa đa dạng và không có quá nhiều lựa chọn. 

Hiện tại, nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo cơ hội việc làm trở nên vô cùng phong phú. Hệ thống các trường đại học với đa dạng ngành học xuất hiện. Mặc dù các bậc phụ huynh đã có kiến thức so với trước đây. Nhưng vẫn còn nhiều lúng túng khi giúp con trong việc định hướng nghề nghiệp. Một phần cha mẹ còn tương đối bị ảnh hưởng bởi tư duy cũ, áp đặt suy nghĩ của mình với con cái. Một phần khác là chưa có đầy đủ kiến thức về định hướng. Cũng như chưa có phương pháp để cho con những trải nghiệm nghề nghiệp thông qua cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, rất nhiều câu hỏi được các phụ huynh đặt ra trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp để tư vấn cho con như:

  • Liệu nghề nghiệp này có phù hợp với con không?
  • Liệu con có đủ khả năng thi vào trường đại học này hay không?
  • Không biết trong tương lai ngành nghề này còn có thu nhập cao hay không?

Điều này lại càng khiến các bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc tư vấn, định hướng cho con em mình. Một số bậc cha mẹ có suy nghĩ “con mình thích gì thì cho học đấy, muốn theo nghề nào thì theo nghề đấy”. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực sự phù hợp với các em học sinh đã có tư tưởng và mục tiêu rõ ràng cho mình.

Quá nhiều hình thức thi tuyển, xét tuyển vào đại học

nhiều hình thức thi tuyển, xét tuyển vào đại học

nhiều hình thức thi tuyển, xét tuyển vào đại học

Chính vì các trường đại học xuất hiện ngày càng nhiều. Đã khiến rất nhiều hình thức thi tuyển và xét tuyển được đưa ra để phục vụ cho công tác tuyển sinh. Bên cạnh kì thi chính thống được các trường đại học công nhận. Như thi tốt nghiệp THPT, kì thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQGHN và ĐHQGTPHCM. Rất nhiều trường hiện nay còn áp dụng các phương thức khác như. Xét tuyển IELTS, xét tuyển học bạ, hay kì thi riêng để xét tuyển,… Cũng khiến các bậc phụ huynh băn khoăn trong việc tư vấn và đồng hành cho các em học sinh trong giai đoạn vô cùng quan trọng này.

Bên cạnh đó, ở kì thi tốt nghiệp THPT 2023 tới Bộ GD&ĐT cũng đã có một số điều chỉnh trong kì thi như:

Giảm bớt các phương thức tuyển sinh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). Về cơ bản, tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo vẫn sẽ giữ ổn định như năm 2022. Tuy nhiên, sẽ có thêm một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường rà soát lại các phương thức xét tuyển hiệu quả. Không sử dụng những phương thức không phù hợp, không còn hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học hay những phương thức gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Trên thực tế trong mùa tuyển sinh 2022 có tới 30% trên tổng số lượng thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo nguyện vọng khác với nguyện vọng 1. Vì vậy Bộ GD&ĐT sẽ rà soát và cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh. Trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường đại học dừng việc xét tuyển sớm như năm 2022.

Tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (tuyển sinh đợt 1).

Những thay đổi trong cách tính điểm cộng trong chính sách ưu tiên

Bên cạnh điểm mới trên, Bộ GDĐT cũng nhấn mạnh một điểm mới sẽ thực hiện từ năm 2023, là thay đổi chính sách cộng điểm ưu tiên.

Điểm mới này đã được quy định trong quy chế tuyển sinh. Mà Bộ GDĐT đã ban hành vào tháng 6/2022 và chính thức áp dụng trong mùa tuyển sinh năm 2023 sắp tới

Theo đó, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên. (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 điều 8.

Với công thức này, các thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên. Thì điểm ưu tiên sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên sẽ bằng 0. Với điểm mới này sẽ hạn chế tình trạng điểm chuẩn “vượt chuẩn”. Trên 30 điểm/3 môn vẫn có thể trượt đại học như đã xảy ra những năm trước.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...