Đề và đáp án bài KT cuối HKI, môn Ngữ văn 10, năm học 2023-2024
12/27/2023 8:26:55 PM
huytruongcam ...

SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10

THỜI GIAN: 90 PHÚT

(Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Chiều xuân – Anh Thơ, Dẫn theo thivien.net )

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 2. Bức tranh chiều xuân được hiện lên qua những hình ảnh nào trong khổ 2?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau :

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Câu 4. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình trong bài thơ?

Câu 5. Theo em, quê hương có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời mỗi con người?

Câu 6. Từ tình cảm của nhà thơ trong bài thơ, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trân quý những gì mình đang có.

II. LÀM VĂN: (4.0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc – hiểu, hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Chiều xuân”.

====-HẾT====-

SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10

THỜI GIAN: 90 PHÚT

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu (6.0 điểm)

1

Thể thơ: 8 chữ

0.5

2

Bức tranh chiều xuân được hiện lên qua những hình ảnh: Cỏ non, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn, trâu bò.

0.5

3

- BPTT: Nhân hóa

- Tác dụng:

+ Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm.

+ Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.

1.0

4

Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn chủ thể trữ tình:

- Tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên, cuộc sống, đón nhận cảnh xuân bằng tất cả tâm hồn mình.

- Qua đó nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu lắng.

1.0

5

Ý nghĩa của quê hương với cuộc sống mỗi người:

- Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi ta sinh ra, lớn lên với biết bao kỷ niệm.

- Những kỷ niệm về quê hương sẽ theo dấu chân mỗi người trên suốt quãng đời mình và trở thành dòng suối tắm mát và gột rửa tâm hồn trước những muộn phiền, lo lắng của cuộc sống.

- Mỗi người cần biết trân trọng, nuôi dưỡng tình yêu quê hương.

1.0

6

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trân quý những gì mình đang có.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

a. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.

b. Thân đoạn

* Giải thích

Trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người: là việc mỗi chúng ta biết trân trọng những thứ mà bản thân mình đang có được để từ đó hướng đến những mục tiêu tốt đẹp hơn và mở rộng tấm lòng để yêu thương, san sẻ, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh hơn mình. Người biết trân quý những gì đang có là những người tìm được bình yên trong chính cuộc sống của mình, khi ta tìm được bình yên ta sẽ có được hạnh phúc.

* Phân tích

- Người biết trân quý những gì đang có là người có cuộc sống tràn đầy năng lượng tích cực, tràn đầy niềm vui, sống với nhiệt huyết và luôn cảm thấy cuộc đời tươi đẹp.

- Trân quý những gì đang có giúp cho chúng ta nhìn cuộc đời bằng lăng kính, bằng góc nhìn tươi vui khiến ta có động lực để làm mọi việc dễ dàng hơn.

- Nếu trong xã hội, con người ai cũng biết trân trọng cuộc sống, trân quý những gì mình đang có sống tận hưởng mọi khoảnh khắc, chúng ta sẽ có một cuộc sống vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn, sẽ không còn nhữ,giành, những đấu đá.

* Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết trân quý những gì mình đang có, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình.

* Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người sống với tinh thần bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, chán ghét cuộc sống này, ganh đua, tham lam, chỉ muốn có được những giá trị xa xỉ khác mà không trân trọng những gì mình đang có. Lại có những người sống buôn thả, mặc kệ sự trôi chảy của thời gian, không có mục tiêu, lí tưởng sống,… Những người này cần xem xét lại thái độ sống của bản thân

c. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0.25

II

Làm văn (4.0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc – hiểu, hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Chiều xuân”

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.

HS có thể triển khai theo nhiều cáchtrên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

0.25

* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, thể thơ tám chữ.

* Triển khai những vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp:

- Nội dung: Bức tranh chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

+ Hình ảnh quen thuộc đặc trưng cho miền quê Việt Nam: bến đò vắng khách, con đò nằm yên một chỗ, quán nhỏ, cây xoan đầy hoa tím... Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn. Cuộc sống yên tĩnh có phần ngưng đọng: chiều mưa lạnh…

+ Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động. Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng.

+ Không khí và nhịp sống thôn quê: Nhịp sống khoan thai nơi đồng quê. Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua…

- Nghệ thuật: Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy; thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh…

0.5

2.0

0.5

c. Chính tả, ngữ pháp (Diễn đạt)

Vốn từ ngữ phong phú, trong đó có từ hay, biểu cảm, kiểu câu đa dạng, các câu liên kết chặt chẽ.

0.25

d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0.25

TỔNG ĐIỂM I + II: 10.0 ĐIỂM

====-HẾT====-